ĐỒNG HÀNH CÙNG TRẢI NGHIỆM CƯỚI ẤN TƯỢNG

Mục lục

6 le trong dam cuoi xua

Giải đáp thắc mắc về 6 lễ trong đám cưới xưa của người Việt

Bạn có từng thắc mắc về những tục lệ cưới ngày xưa không ? Bởi việc chịu sự ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc, việc kết hôn của người Việt Nam ngày xưa bao gồm rất nhiều thủ tục, lễ nghi cầu kì và phức tạp. Lễ cưới thời ấy cũng là một dịp để nhà trai thể hiện sự giàu có của một gia đình thông qua những đồ sính lễ, tiền bạc hồi môn …  Sau đây Eddy Media sẽ chia sẻ về 6 lễ trong đám cưới xưa của Việt Nam để các bạn có thể có cái nhìn thú vị trong những phong tục cưới hỏi xưa nhé!

1. Lễ Nạp Thái

Đầu tiên gia đình nhà trai sẽ tìm một người mai mối để đến ngỏ ý với nhà gái bày tỏ lòng mong muốn cô con gái ngày ấy về làm con dâu. Theo quan niệm, “nạp thái” có nghĩa thu nạp những món quà mà họ nhà trai mang đến để thưa chuyện với nhà cô gái”, cũng là lễ đầu tiên trong trình tự 6 lễ trong đám cưới xưa .

Nạp thái tuy rằng mới là bước đầu tiên, nhưng cũng cần phải có lễ vật trang trọng, đầy đủ. Thời đó người ta thường dùng lễ vật là con chim nhạn. những lễ vật cho lễ nạp thái vô cùng phong phú đa dạng và đều có kèm theo lời văn ca ngợi, đề cập đến những ý nghĩa tượng trưng cho các lễ phẩm này.

Với 6 lễ trong đám cưới xưa thì lễ nạp thái xưa mang nhiều nét tương đồng với lễ dạm ngõ hiện đại ngày nay. Đây chính là buổi đầu tiên để hai bên gia đình đánh tiếng với nhau về hỷ sự cho đôi trẻ. 

giai-dap-thac-mac-ve-6-le-trong-dam-cuoi-xua
Nạp thái – lễ đầu tiên trong 6 lễ trong đám cưới xưa của người Việt

2. Lễ Vấn Danh

Trong buổi lễ vấn danh việc cấp thiết và quan trọng nhất cần làm đó là các vị cha chú sẽ dò hỏi tuổi của 2 bên cô dâu chú rể. Xem xét kỹ càng để quyết định tuổi tác 2 người có hợp không, nếu tuổi tác hợp mới được phép lấy nhau. Sau đó tiến tới bước tiếp theo là chọn ngày lành tháng tốt phù hợp tuổi với đôi bạn trẻ.

Nếu xung khắc thì có thể họ sẽ không được gia đình chấp nhận và bắt buộc cuộc hôn nhân này phải dừng lại ở đây. Có một điều cần lưu ý là tên của cô gái thường không được để tâm bằng họ, người xưa quan niệm người cùng họ họ là người cùng dòng dõi gia tộc cho nên những người cùng họ thời ấy lấy nhau là điều cấm kỵ.

Ngày đó, gia đình những cô gái nào đã nhận lễ vấn danh của bên nhà trai thì được xem như là đã có chồng, cho dù lễ cưới chính thức vẫn chưa được tiến hành.

giai-dap-thac-mac-ve-6-le-trong-dam-cuoi-xua
các vị cha chú dò hỏi tuổi của 2 bên cô dâu chú rể

3. Lễ Nạp Cát

Lễ này trong 6 lễ trong đám cưới xưa dân gian gọi quen thuộc là lễ ăn hỏi. Sau lễ vấn danh, nếu bên nhà trai thấy đôi trẻ hợp tuổi, sẽ liền đánh tiếng với nhà gái để xin được làm lễ ăn hỏi. Điều đầu tiên tất nhiên phải chọn ngày lành, tháng tốt để tổ chức. Bên nhà trai sẽ sang hỏi ý kiến bên nhà gái các chi tiết cụ thể và số lễ vật mà nhà cô dâu mong muốn.

Thời ấy lễ vật chuẩn bị cho lễ nạp cát rất long trọng thông thường là gấm vóc lụa là và những vật có giá trị khác. Nói chung lễ vật sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình nhà trai và sự thỏa thuận của hai bên. Nếu nhà trai giàu có thì gửi tặng lễ quý còn nếu khó khăn hơn thì chỉ cần chuẩn bị chút ít gọi là lòng thành.

Thường sẽ lựa chọn bà mối, mẹ hoặc cha chú rể làm người dẫn cho buổi lễ.  Hoặc cũng có thể là chú, bác, những người có đủ tư cách thay thế cho cha mẹ chú rể. Ngày xưa lễ nạp cát sẽ được cử hành tương đối linh đình trang trọng. Vì vậy tất bà con làng xóm đều biết đến và xem như cô gái cô gái ấy đã có hôn ước và sắp được gả đi.

giai-dap-thac-mac-ve-6-le-trong-dam-cuoi-xua
Nạp Cát – 1 trong 6 lễ trong đám cưới xưa của người Việt

4. Lễ Nạp trưng

Hay người ta còn gọi là lễ thách cưới. Lễ này là lễ để nhà gái đòi hỏi nhà trai phải nạp cho mình những gì. Ngày xưa bên đàng gái thường nói đòi hỏi, đưa ra những yêu cầu rất cao về các đồ sính lễ. Dân gian truyền tai nhau rằng có thể chính vì thế mà khi các nàng dâu mới về nhà thường sẽ bị mẹ chồng làm khó về nhiều mặt.

Ngoài ra còn có một số trường hợp thời ấy nhà gái không muốn gả con đi nhưng khó từ chối thẳng thừng nên sẽ đưa ra yêu cầu thách cưới cao hơn hẳn điều kiện kinh tế nhà trai để bên ấy không thể đáp ứng được và bỏ cuộc.

giai-dap-thac-mac-ve-6-le-trong-dam-cuoi-xua
nhà gái đòi hỏi nhà trai phải nạp cho mình lễ vật vào lễ thứ 4 trong 6 lễ trong đám cưới xưa

5. Lễ Thỉnh Kỳ

Sau khi lễ nạp trưng kết thúc, hôn sự của 2 gia đình gọi là đã hoàn tất cơ bản, tiếp đến sẽ là sắp xếp việc đón dâu, nhưng trước hết điều cần làm là phải chuẩn bị thỉnh kỳ. Thỉnh kỳ là lễ khi mà nhà trai đã lựa chọn cho đôi bên được ngày lành tháng tốt để hợp hôn, sẽ giao cho người mai mối có trách nhiệm đến thông báo cho bên đàng gái, xem nhà gái có đồng ý cử hành hôn lễ vào ngày này không, thường thì nhà gái đều đồng ý với bên nhà trai.

giai-dap-thac-mac-ve-6-le-trong-dam-cuoi-xua
Chọn ngày cưới và thông báo với nhà gái

6. Lễ Thân Nghinh

Lễ Thân Nghinh là lễ cuối cùng và cũng là lễ quan trọng nhất trong trình tự 6 lễ trong đám cưới xưa vì vậy có một số điều cần kiêng kị như sau: Cả hai gia đình cô dâu lẫn chú rể đều đang trong thời kỳ chịu tang người thân, vì chắc hẳn sẽ  không một ai muốn sự kiện trọng đại nhất cuộc đời vướng âm khí của một đám ma mới từ trước đó . Đặc biệt khi đi chọn ngày cưới phải trừ hết các giờ không vong, sát chủ và không tổ chức cưới hỏi vào tháng tháng 7 âm lịch.

Vào ngày cử hành hôn lễ, trước khi đến giờ đón dâu vài ba tiếng đồng hồ, nhà trai phải đưa người đến nhà gái đem đến cơi trầu xếp đủ 12 miếng trầu cánh phượng và 12 miếng cau cánh tiên, đến nhà cô dâu báo xin phép hỏi giờ đón dâu. Việc xin dâu lúc vào lúc này, là để nhằm đảm bảo cho lễ cưới diễn ra suôn sẻ, tránh những điều không may có thể xảy ra đối với họ hàng, quan khách hay nhất là việc đám cưới không có cô dâu.

giai-dap-thac-mac-ve-6-le-trong-dam-cuoi-xua
lễ cuối cùng trong 6 lễ trong đám cưới xưa của người Việt

Với những thông tin chi tiết về 6 lễ trong đám cưới xưa, Eddy Media xin chúc cho các bạn có cái nhìn thú vị và mới mẻ về phong tục cưới hỏi. Đồng thời cảm thấy may mắn vì qua bao đời mình vẫn đang gìn giữ những nét đẹp đó pha chút hiện đại mà vẫn cảm thấy vô cùng ý nghĩa.

Tìm hiểu thêm về các nghi lễ cưới hỏi truyền thống tại ĐÂY