ĐỒNG HÀNH CÙNG TRẢI NGHIỆM CƯỚI ẤN TƯỢNG

Mục lục

Phong tục – Lễ nghi đầy đủ trong cưới hỏi

Cưới hỏi là gì? Phong tục cưới hỏi, lễ nghi trong cưới hỏi như thế nào? Cưới hỏi là ngày rất quan trọng không thể thiếu với người muốn kết hôn. Bất cứ ai kết hôn cũng phải trải qua lễ cưới hỏi. Nó đã trở thành truyền thống của người dân Việt Nam. Thậm chí ngày cưới hỏi cũng phải được chọn kỹ lưỡng, phải là ngày đẹp và hợp với vợ chồng thì mới được tổ chức.

cưới hỏi
Phong tục – Lễ nghi đầy đủ trong cưới hỏi

Cưới hỏi là gì?

Cưới hỏi là một phong tục văn hóa truyền thống trong hôn nhân của người Việt Nam. Các lễ nghi trong cưới hỏi mang ý nghĩa thiêng liêng, cũng là để báo cho tổ tiên cũng như mọi người về hôn nhân của hai người.

Phong tục và lễ nghi ngày nay

Các phong tục, lễ nghi trong lễ cưới của người Việt có sự thay đổi từ xưa và nay. Trong các phong tục và lễ nghi truyền thống thì rườm rà hơn. Ngày nay các  lễ nghi đều được làm gọn, đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được tính truyền thống, trang trọng, vui tươi, lành mạnh phù hợp với phong tục và tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Các phong tục và lễ nghi ngày nay gồm:

  • Lễ dạm ngõ
  • Lễ ăn hỏi
  • Lễ cưới – Thành hôn
  • Lễ lại mặt
cưới hỏi
Phong tục và lễ nghi ngày nay gồm những gì?

Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, đám nói (miền Nam)) là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình.

Lễ dạm ngõ ngày nay là buổi gặp mặt giữa hai gia đình. Bên nhà trai sẽ mang lễ vật là trầu cau, nếu có điều kiện có thể mang thêm chè, bánh kẹo, hoa quả ( số chẵn). Lễ vật được dâng lên bàn thờ tổ tiên. Rồi xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân

cưới hỏi
Lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt đơn giản giữa hai gia đình

Sau đó, nhà trai sẽ đem về phần lễ mà nhà gái đã lưu lại, được gọi là lại quả. 

Lễ dạm ngõ này đơn giản, không tốn kém vì lễ vật chỉ có trầu cau, thành phần tham dự có cha mẹ, người thân như cô dì chú bác, ông bà nội ngoại, mọi người đều ăn mặc thoải mái không cần mặc vest áo dài. 

Tuy nhiên lễ dạm ngõ cũng rất quan trọng, vì nó mang ý nghĩa để cho hai gia đình biết về nhau hơn, không bị đường đột khi trực tiếp tổ chức hôn lễ. Và cũng biểu thị được bản sắc dân tộc ( văn hóa trầu cau): miếng trầu là đầu câu chuyện.

Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ định luôn ngày cưới.

cưới hỏi
Lễ ăn hỏi

Ở lễ ăn hỏi, lễ vật được đầu tư hơn, không chỉ về số lượng mà cả thẩm mỹ. Lễ vật sẽ gồm: Trầu, cau; bánh cốm; mứt sen; rượu; chè; thuốc lá; bánh phu thê (bánh xu xê), bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới,.. được xếp gọn hàng, thẩm mỹ trong quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển).

cưới hỏi
Lễ vật trong lễ ăn hỏi
cưới hỏi
Lễ vật trong lễ ăn hỏi

Những tráp lễ này sẽ được các chàng trai chưa vợ bê trao cho các cô gái bên nhà gái cũng là chưa chồng. Trang phục mặc của đội bê tráp là áo dài, thường là màu đỏ. Nhưng hiện nay áo dài nhiều màu hơn, tuy nhiên trong một đội thì vẫn phải cùng màu. Cô dâu, chú rể cũng mặc áo dài hoặc chỉ cô dâu mặc áo dài, chú rể mặc vest. Cha mẹ, người thân cô dâu chú rể thì mặc đồ lịch sự bình thường, các cô, chị em cũng có thể mặc áo dài.

cưới hỏi
Đội bê tráp ( lễ vật) là thanh niên trai chưa vợ, gái chưa chồng

Sau khi nhận lễ, nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái “lại quả” (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân.

Xem thêm: Chụp ăn hỏi theo phong cách phóng sự

cưới hỏi
Cô dâu, chú rể bái lễ bàn thờ gia tiên

Lễ cưới – Thành hôn

Lễ cưới (hay hôn lễ) là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận và/hoặc sự chứng kiến của gia đình, xã hội hay tôn giáo về cuộc hôn nhân của một cặp đôi. Lễ cưới được hiểu là một nghi lễ, và thường kết hợp với một tiệc cưới để trở thành đám cưới hoặc lễ thành hôn.

cưới hỏi
Lễ thành hôn

Khi nhà trai gần đúng giờ đến gần nhà gái thì dừng lại, mẹ chú rể cùng một vài người thân vào nhà gái trước làm lễ xin dâu chính là báo cho nhà gái biết nhà trai đã đến. Nhà gái sẽ hoàn tất việc chuẩn bị đón đoàn nhà trai.

Sau khi đã xin dâu xong, mẹ chồng sẽ đi luôn, nhằm tránh mặt cô dâu điều này có ý nghĩa khắc phục những cay nghiệt giữa mẹ chồng, nàng dâu. Đoàn nhà trai sẽ tiến vào, nhà gái mời kẹo nước nhà trai. Trưởng đoàn nhà trai, thường là người có tuổi, là trưởng bối, có kinh nghiệm sẽ có phát biểu xin dâu, nhà gái cũng phát biểu đồng ý, khi này chú rể mới được vào phòng đón cô dâu. 

cưới hỏi
Hai bên phát biểu tỏ ý đồng ý thành hôn cho đôi trai gái

Hai người sẽ bái tổ tiên, chào bố mẹ, rót nước cho mọi người. Sau đó cha mẹ, người thân nhà gái sẽ trao quà cho cô dâu, chụp ảnh gia đình. Sau đó cả đoàn rời nhà gái, đưa dâu về nhà chồng. Người thân, bạn bè, phù dâu cũng đi theo gọi là đưa dâu.

cưới hỏi
Cha mẹ, người thân trao quà cho cô dâu

Sau khi tới nhà trai, cô dâu chú rể bái tổ tiên. Lễ ra mắt này chính là nghi thức thắp hương lên bàn thờ tổ tiên của cặp đôi uyên ương. Nghi thức này có ý nghĩa lớn là cô dâu ra mắt ông bà tổ tiên nhà chồng, còn chú rể ra mắt cô dâu, xin phép các cụ chấp thuận cho tình cảm của hai người. 

cưới hỏi
Sau khi tới nhà trai, cô dâu chú rể bái tổ tiên

Như vậy là hoàn thành lễ cưới. Ở nông thôn thì đám cưới đến đây là hết vì tiệc cưới mời họ hàng người thân từ hôm trước hoặc trước khi lễ cưới diễn ra. Còn ở thành phố thì thường tiệc cưới sẽ diễn ra ở trung tâm tiệc cưới, sau khi lễ cưới kết thúc thì mọi người sẽ di chuyển ra nơi tổ chức tiệc. 

cưới hỏi
Tổ chức tiệc cưới tại trung tâm tiệc cưới

Lễ lại mặt

Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ), sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày), hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lợn, cha mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Ở một số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm hợp cẩn, thì lễ nhị hỷ lại có những chuyện không hay, nhưng trường hợp này rất hiếm.

Cưới hỏi, các phong tục cưới hỏi ở mỗi nơi sẽ có sự biến đổi, khác nhau một chút. Song về cơ bản đều sẽ có một khung sườn như trên. Để chắc chắn nhất về các thủ tục trong cưới hỏi, các cô dâu chú rể vẫn nên tham khảo các vị trưởng bối trong nhà và thống nhất cả hai gia đình. Cưới hỏi cũng là một ngày quan trọng cho nên ngày cưới hỏi cũng nên chọn kỹ lưỡng, điều này cũng nên hỏi những người có kiến thức, kinh nghiệm.

Xem thêm: Giá trị thực sự của phóng sự cưới

Bộ ảnh chụp phóng sự cưới